●❈❈❈● KÍNH CHÚC CÁC BẠN ĐỒNG TU THÂN TÂM THƯỜNG AN LẠC, TINH TẤN TU HÀNH, MAU ĐẾN BỜ GIẢI THOÁT ●❈❈❈●

Thứ Hai, 7 tháng 11, 2022

MẬT TÔNG LÀ GÌ?

Mật Tông là pháp môn đặc sắc được bắt nguồn từ sự kết hợp giữa Ấn Độ giáo và Phật giáo Đại thừa. Mật Tông được hình thành vào khoảng thế kỷ 5, 6 tại Ấn Độ. Mật Tông còn được gọi là Mật giáo, Chân ngôn môn, Kim cương thừa hay Mật thừa…

MẬT TÔNG

Là một pháp tu bí mật của Phật giáo, dạy về cách “bắt ấn”, “trì chú” v.v… Pháp tu nầy có tính chất liễu nghĩa (trọn đủ), căn cứ vào nơi tâm pháp bí truyền.

Trong các pháp môn mà Phật đã chỉ dạy cho chúng sanh nương theo tu tập trong thời buổi “Mạt Pháp” sau nầy, hành môn nào cũng đều có một tôn chỉ thù thắng vi diệu.

Ví dụ như :

-Bên Tịnh Độ Tông lấy tôn chỉ :

“Một đời vãng sanh, được bất thối chuyển” làm tông.

-Bên Thiền Tông lấy tôn chỉ :

“Chỉ thẳng lòng người, thấy tánh thành Phật” làm tông.

-Bên Hoa Nghiêm Tông lấy tôn chỉ :

“Lìa thế gian, nhập pháp giới” làm tông.

-Bên Pháp Hoa Tông lấy tôn chỉ :

“Phế huyền, hiển thật” làm tông.

Và riêng:

-Bên Mật Tông lấy tôn chỉ:

“Tam mật tương ưng, tức thân thành Phật” làm tông v.v…

Tam mật là: Thân mật – Khẩu mật – Ý mật

Tóm lại, pháp môn tuy nhiều và tôn chỉ khác nhau, nhưng tựu trung rồi cũng quy về một mục đích duy nhất là giải thoát khỏi sinh tử luân hồi mà thôi.

Nay xin nói sơ qua về “Mật Tông”. Gọi là “Mật”, vì đây là một hành môn thuộc về “Bí Mật Pháp Môn”, chuyên dạy về cách trì Chú, bắt Ấn, nên phải có Sư thừa  (tức người truyền dạy).

Sao gọi là Trì ?

TRÌ có nghĩa là giữ hoài (trì giữ) không cho mất, không cho quên.

Sao gọi là Chú ?

CHÚ nói cho đủ thì là Thần Chú, là lời bí mật. Nay để cho tiện, nên gọi tắt là “Chú”,

Có người không hiểu, nói rằng : Thần Chú là của Thần đạo thuyết ra. Đó là trật, là sai lầm.

Chữ THẦN nơi đây có nghĩa là “thần thông, linh thông, biến hoá”.

Chữ CHÚ thì còn được gọi là CHÂN NGÔN.

Những câu Thần Chú của chư Phật và Bồ Tát thuyết ra có oai lực và công đức không thể nghĩ bàn. Ta phải nên phân biệt giữa TRÌ Chú và NIỆM Chú.

Trì Chú

Tức là 1 câu Chú phải được lập đi lập lại liên tục từ vài trăm biến (trăm lần) trở lên, thì mới được gọi là trì. Còn chỉ đọc 3 câu, 7 câu, thì là niệm, chứ không được gọi là trì.

Tụng Chú hoặc Niệm Chú:

Tức là chỉ lướt qua có một lần mà thôi. Chẳng hạn như “Thập Chú Lăng Nghiêm” sáng được tụng lướt qua có 1 lần thôi, chứ không có tụng lần thứ 2, thứ 3./.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét